30/7/17

KÌ DIỆU NGHỀ THỦ CÔNG ĐAN BẰNG MÂY TRE LÁ

       Thật ra, các vật dụng làm bằng cây tre, nứa hay mây… đã có từ lâu lắm rồi (không rõ bao giờ nhưng chắc chắn là xưa lắc xưa lơ luôn). Ngày ấy, tre, nứa, mây được dùng để để đan các đồ dùng đơn giản, gần gũi với bếp núc như giỏ, rổ, rá… Chà, bật mí cho bạn biết, chiếc giỏ đi bắt tôm, bắt tép của cô Tấm cô Cám được đan từ tre đó, hihi.  

Bạn có nhìn thấy tre, nứa, mây bao giờ chưa? Để tả sơ sơ cho bạn hình dung nhé! Tre, nứa (một họ của tre) là loại cây thân thẳng, cao vút, mọc thành cụm, thành hàng, là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Thân tre có màu xanh ngắt, dạng ống, có từng đốt ngắn, trong ruột rỗng. Còn cây mây là một loại cây leo, có gai nhọn và ruột cây đặc. Cả ba loại cây này đều rất dẻo dai và chắc chắn nên được chọn làm vật liệu cho nghề đan lát đó.

KÌ DIỆU NGHỀ THỦ CÔNG ĐAN BẰNG MÂY TRE LÁ
Tre

 MÂY TRE LÁ
Mây

Nếu về các vùng quê đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, bạn sẽ gặp rất nhiều vật dụng trong nhà bằng tre, mây, nứa. Nào là rổ, rá, nia, thúng, mủng, ghế, bàn, giường… Đấy chỉ là một vài món đơn giản từ mây, tre thôi, chứ với bàn tay khéo léo của con người thì có thể biến hóa muôn vạn hình thù phức tạp khác nữa. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây, tre không chỉ được nhiều người ưa chuộng bởi giá thành khá mềm mà còn bởi sự giản dị nhưng không kém phần tinh xảo nữa đó.  

ro tre       Đan tre, nứa, mây

Đan tre, nứa, mây trải qua nhiều năm đã trở thành một ngành nghề truyền thống của người Việt. Này nhé, có rất nhiều làng nghề nổi tiếng chuyên sản xuất các sản phẩm từ vật dụng đời sống đến các món mĩ nghệ đẹp mê ly luôn. Làng nghề Phú Vinh, ở Chương Mỹ, Hà Nội đã được biết đến hơn 400 năm rồi đấy; làng nghề Tăng Tiến ở Bắc Giang có từ thời nhà Hậu Lê, cách đây hơn 500 năm. Chưa kể ở những vùng dân tộc thiểu số, nghề đan lát là “số dzách”, ai cũng rất thành thạo vì đó là vùng trồng được rất nhiều mây, tre. Đan lát cũng là công việc chính của họ đấy.

Đan tre, nứa, mây
Một làng ghề đan lát

Ngành nghề đan mây, tre, nứa đã trở nên rất ư là quen thuộc, phổ biến và dĩ nhiên là bạn sẽ chả bao giờ phải hét toáng lên để tìm một sản phẩm bằng nan tre mộc mạc, cực kì dân dã đâu.  


Nghề đan cũng lắm công phu

Phù, nhìn đơn giản thế nhưng để có được một chiếc rổ hay chiếc rá bằng tre, bằng mây hổng phải dễ đâu nha mà phải qua nhiều công đoạn công phu lắm luôn. Bật mí một chút về việc xử lý nan tre để bạn có thể hình dung nè (xử lý mây cũng gần giống như vậy luôn đó):

Này nhé, trước tiên phải là khâu chọn vật liệu. Để có được những nan tre chắc và đẹp thì phải chọn tre già, nếu tre non thì rất giòn, dễ gãy và mối mọt rất dễ tấn công đó nhe. Chưa hết, phải chọn cây thiệt là thẳng (vẹo vẹo, cong cong là hổng được à nha). Để có được những cây tre, nứa tốt, phải chặt vào cuối tháng, những ngày không trăng. Ây da, ấy là bởi vì cây tre đầu tháng chứa nhiều ơi là nhiều nước, sẽ tốn nhiều công đoạn khi phơi sấy, và sản phẩm từ cây tre nhiều nước cũng sẽ mau hỏng hóc lắm đó.

cây tre
Sấy tre

Có tre rồi ta mang đi sấy. Chà, đừng tưởng bở nha, công việc đó không hề dễ đâu. Nếu sấy chưa tới thì màu tre lên không đẹp, sấy khô quá thì nan tre dễ gãy, không đan được. Tre được sấy đúng độ sẽ cho màu sắc đẹp và độ bền rất cao. Sau khi sấy tre xong thì phải chẻ nhỏ tre ra thành nan. Thao tác này đòi hỏi người thợ phải thiệt là khéo tay. Chẻ mỏng hay dày là tuỳ thuộc vào sản phẩm sẽ được đan. À há, nếu hông thử qua vài lần, đôi tay mà chưa thuần thục ắt hẳn sẽ chẻ nan dày nan mỏng lung tung beng cho mà xem! Chẻ nan xong thì phải chuốt nan tre cho thật mượt, sau đó lại đem phơi ngoài nắng, rồi lại đưa nan đi nhúng nước, rồi lại sấy, phơi một lần nữa (òa, mất công quá trời luôn).

cây tre
Chẻ nan tre

nan tre
Chuốt nan tre

Những màn đan lát chóng mặt

Có nguyên liệu rồi thì nào ta cùng đan thôi! Có ai muốn học lóm nghề đan không nè? Thú vị lắm đó nhưng mà cũng dễ quay cuồng, xay xẩm mặt mày lắm luôn. Hì hì.

Ai đan tre hông?

Đan lát là một công việc đòi hỏi phải có tính thẩm mĩ cao và dĩ nhiên là phải thiệt khéo tay rồi. Các kiểu đan lát thì phong phú khỏi phải nói. Oà, đơn giản nhất là đan nong mốt, rồi đến các kiểu nong đôi, nong ba. Những bác thợ nhà ta lại sáng tạo thêm nhiều kiểu đan khác tinh vi, sắc sảo như đan xương cá …và hẳn là phải khó nhằn rồi. Hoa văn trên các sản phẩm được các hoạ sĩ uốn éo cực đẹp luôn. Bên cạnh các kiểu tết  hoa văn như: hoa rế, hoa răng cưa... những nghệ sĩ nan tre nhà ta mỗi ngày lại biến tấu thêm nhiều kiểu mới mẻ, độc đáo hơn: đuôi sam nè, hoa văn hình con bướm, con phượng, con công…đẹp mê ly luôn.



Một số kiểu đan nè!

Thế nên, các sản phẩm đan từ tre, nứa, mây ngày nay không chỉ là các vật dụng trong cuộc sống nữa đâu mà nó còn là những đồ mỹ nghệ trang trí cực đẹp luôn. Bên cạnh các vật phẩm “đụng vô là dùng”, bạn sẽ bắt gặp các vật dụng chỉ để trang trí với đủ mọi hình dạng, kích thước. Bạn sẽ phải há hốc mồm ngạc nhiên và phán ngay một câu hỏi to chình ình: “Sao mà họ tài thế ?” ngay cho mà xem. Hí hí.


Hoa và xe làm từ tre

Bộ bàn ghế tre nè, đẹp muốn xỉu!!!

Ngày nay, các sản phẩm mỹ nghệ bằng tre nứa không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà nó còn tung cánh bay vèo đi xuất khẩu khắp các nước đó nhe. Đồ mỹ nghệ cũng là một phương án siêu hay để quảng bá hình ảnh nước Việt Nam chúng mình đến khắp bạn bè năm châu đấy. 
Nguồn: Phanthi.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BLOGGER HÀ DUY HỘI

BLOGGERTRẢI NGHIỆM

HÀ DUY HỘI sinh ngày 06/04/1993 trong một gia đình nhà nông, nguồn gốc nông dân, ở làng Vinh Hòa xã Tiến Lộc huyện Can Lộc tĩnh Hà Tĩnh, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hội ngay từ thời niên thiếu..




BÀI VIẾT HAY

recentposts

TIN TỨC MỚI

randomposts